DANH MỤC SẢN PHẨM

Điện não đồ EEG là gì? Đo điện não đồ có gây hại không

Thiết bị thẩm mỹ Asenta.vn
Th 6 18/11/2022

1. ĐIỆN NÃO ĐỒ LÀ GÌ?

Điện não đồ (EEG) là một hoạt động xét nghiệm đo điện não bằng cách sử dụng các miếng điện cực được đặt ở da đầu. Các tế bào não giao tiếp với các xung điện và hoạt động mọi lúc, ngay cả khi ngủ. Hoạt động này hiển thị dưới dạng các đường lượn sóng trên bảng ghi EEG. Một cuộc ghi điện não đồ khoảng 45 phút, có thể từ 30 phút đến 90 phút. 

2. CÁC LOẠI SÓNG CỦA ĐIỆN NÃO ĐỒ

Bốn dạng sóng cơ bản mà máy đo điện não đồ có thể đo được đó chính là:

  • Sóng Alpha: tần số 8-13 Hz, biên độ 20-100µV, dạng hình sin, phân bổ rõ ở vùng đỉnh, chẩm, thái dương sau.
  • Sóng Beta: tần số > 13Hz, biên độ <20µV, trội ở vùng trán, trung tâm
  • Sóng Theta: tần số 4-7Hz, biên độ 30 - 60µV
  • Sóng Deta: <4Hz, biên độ thường cao

Sóng nhiễu gồm có:

  • Sóng nhiễu sinh lý: nhiễu điện tim, nhiễu điện cơ, cử động mắt, cử động lưỡi, mồ hôi da… 
  • Sóng nhiễu không sinh lý: Do yếu tố môi trường, do thiết bị hoặc có thể là điện cực…

 

Các loại sóng của điện não đồ

>> Xem thêm: Các dòng máy đo điện não đồ phổ biến nhất hiện nay

3. ĐO ĐIỆN NÃO ĐỒ ĐƯỢC DÙNG ĐỂ CHẨN ĐOÁN BỆNH GÌ?

Điện não đồ đã được sử dụng từ năm 1929 để phát hiện các vấn đề trong hoạt động điện của não có một số liên quan đến rối loạn của não. Ngày nay, điện não đồ thường được áp dụng để chẩn đoán các bệnh lý thần kinh như bệnh động kinh và được dùng để chẩn các các rối loạn như:

  • U não
  • Tổn thương não do chấn thương đầu
  • Rối loạn chức năng não do nhiều nguyên nhân (bệnh não)
  • Viêm não
  • Đột quỵ
  • Rối loạn giấc ngủ
  • Sa sút trí tuệ

Đo EEG còn được sử dụng để kiểm tra tình trạng chết não của người bị hôn mê kéo dài. Còn được sử dụng để theo dõi hoạt động trong quá trình phẫu thuật não. Ngoài ra, đo điện não còn được dùng để đánh giá hoạt động của não sau các chấn thương nghiêm trọng, ghép gan hay các vấn đề tim mạch. 

ĐO ĐIỆN NÃO ĐỒ CÓ GÂY HẠI KHÔNG

Đo điện não đồ là một biện pháp an toàn sẽ không gây đau hay hay khó chịu cho người bệnh. Các điện cực không truyền điện vào người bệnh mà chúng chỉ ghi lại các hoạt động điện của não bộ. 

Ở một số trường hợp người bệnh bị co giật do mắc chứng rối loạn co giật thì sẽ có các kỹ thuật viên đã được đào tạo để kiểm soát mọi tình huống. Một số yếu tố có thể ảnh hưởng đến kết quả ghi EEG như:

  • Lượng đường trong máu thấp (hạ đường huyết) do nhịn ăn
  • Do ảnh hưởng của một số loại thuốc như thuốc an thần
  • Đồ uống có chứa caffeine chẳng hạn như cà phê, cola và trà 
  • Tóc dầu hoặc có keo xịt tóc

Đo điện não đồ có gây hại không

4. KẾT QUẢ KIỂM TRA ĐIỆN NÃO ĐỒ CÓ Ý NGHĨA GÌ?

4.1 KẾT QUẢ BÌNH THƯỜNG

Hoạt động điện trong não xuất hiện trong điện não đồ được thể hiện bằng dạng sóng. Các mức độ ý thức khác nhau như ngủ và thức thì sẽ có một dải tần số cụ thể của sóng mỗi giây được coi là bình thường. Các dạng sóng sẽ di chuyển nhanh hơn khi bạn thức và di chuyển sẽ chậm hơn khi bạn ngủ. Đặc điểm để nhận biết kết quả đo bình thường như sau:

  • Đối với trẻ em: Có tần số thấp hơn ở nhịp trội phía sau, biên độ cao hơn và đôi khi có sóng chậm ở phía sau.
  • Đối với người lớn: Nhịp trội phía sau tần số 8.5-11Hz, các hoạt động nhanh, tần số thấp ở các chuyển đạo phía trước.
  • Ở một vài trường hợp biến thể bình thường: biến thể alpha chậm, alpha nhanh, sóng lamda, nhịp Mu,...

4.2 KẾT QUẢ BẤT THƯỜNG

Kết quả khi đo điện não đồ được xem là bất thường dựa vào các đặc điểm như các sóng chậm, các bất thường về biên độ, các hoạt động của chu kỳ… Các kết quả bất thường có thể là do:

  • Động kinh hoặc rối loạn co giật
  • Rối loạn giấc ngủ
  • Viêm não
  • Mô chết hoặc tắc nghẽn lưu lượng máu
  • Chấn thương đầu …

5. CẦN CHUẨN BỊ GÌ TRƯỚC KHI ĐO ĐIỆN NÃO ĐỒ

Trước khi kiểm tra bạn cần nên thực hiện các bước sau:

  • Hỏi bác sĩ xem bạn có được dùng những loại thuốc nào trước khi xét nghiệm hay không. Bạn cũng nên lập danh sách các loại thuốc đang dùng đưa kỹ thuật viên kiểm tra để đảm bảo quá trình chẩn đoán chính xác nhất. 
  • Gội đầu vào đêm trước khi đo EEG và đừng bôi bất kỳ thuốc dưỡng tóc hay gel vào ngày thử nghiệm.
  • Tránh ăn hoặc uống bất cứ thứ gì chứa caffein ít nhất 8 tiếng trước khi khám.
  • Bác sĩ có thể yêu cầu bạn ngủ càng ít vào đêm trước khi xét nghiệm nếu bạn phải đo điện não giấc ngủ. 

Cần chuẩn bị gì trước khi đo điện não đồ


Asenta hy vọng bài viết này có thể cung cấp cho bạn đọc những thông tin hữu ích nhất. Tại Asenta có cung cấp các dòng máy đo điện não đồ chính hãng, để được tư vấn và NHẬN BÁO GIÁ ƯU ĐÃI NHẤT hãy liên hệ ngay đến:

>> Mời bạn tham khảo qua những dòng máy theo dõi bệnh nhân được sử dụng nhiều ở các bệnh viện , phòng khám (Hãy nhấp vào mũi tên để biết thêm nhiều dòng sản phẩm hơn nhé!)
 
Viết bình luận của bạn

Thu gọn