Mở phòng khám thú y cần những gì? Hướng dẫn cho người mới bắt đầu
Thiết bị thẩm mỹ Asenta.vn
Th 6 04/11/2022
Ở Việt Nam, sự tăng trưởng về dân số thú cưng ngày càng tăng cao đặc biệt là ở các thành phố lớn. Các gia đình, những người trẻ hay dân công sở ngày nay đang có xu hướng sở hữu một thú cưng và chúng như một thành viên ở trong gia đình. Từ đó phát sinh thêm các nhu cầu về thức ăn thú cưng, quần áo, đồ chơi thú cưng, hay các vấn đề về chăm sóc và điều trị bệnh thú cưng.
Với thị trường có nhiều tiềm năng như vậy thì đã có khá hiều phòng khám thú y đã được mở ra. Nếu bạn đang tìm hiểu về "Mở phòng khám thú y cần những gì" thì bài viết này là dành cho bạn.
1. NGHIÊN CỨU THỊ TRƯỜNG
Một trong những bước quan trọng nhất khi bắt đầu kinh doanh đó chính là việc nghiên cứu thị trường. Nghiên cứu thị trường sẽ cho bạn có cái nhìn tổng quát hơn về khách hàng của bạn, từ đó bạn có thể lên kế hoạch kinh doanh cũng như các chiến lược tiếp thị phù hợp. Một số nghiên cứu cần có như sau:
Khách hàng: Điều cần phải nghiên cứu đó là thị trường địa phương hay là khu vực bạn chuẩn bị đặt phòng khám và cố gắng trả lời những câu hỏi sau:
- Dân số địa phương (tuổi, thu nhập khả dụng,..) là bao nhiêu?
- Khách hàng của bạn có loại vật nuôi nào?
- Loại dịch vụ thú y nào đang có nhu cầu ở khu vực lân cận của bạn?
Cạnh tranh: Khi thực hiện nghiên cứu của bạn, điều quan trọng là phải nghiên cứu các đối thủ cạnh tranh của bạn. Hãy cố gắng trả lời những câu hỏi:
- Số lượng phòng khám thú y ở khu vực lân cận
- Có bao nhiêu bác sĩ thú y bổ sung làm việc ở đó?
- Những dịch vụ nào được cung cấp bởi họ?
- Giá của họ là bao nhiêu?
- Họ hướng đến khách hàng nào?
- Làm thế nào bạn có thể cung cấp cho khách hàng những dịch vụ tốt hơn so với đối thủ cạnh tranh?
Khi trả lời được những câu hỏi trên thì bạn hãy tìm ra được những nhu cầu của khách hàng cũng như những hạn chế mà đối thủ chưa làm được. Từ đó bạn lên kế hoạch kinh doanh độc đáo để thu hút khách hàng đến với phòng khám thú y của bạn.
2. KẾ HOẠCH KINH DOANH
Khi mở phòng khám thú y cần thì bạn cần xác định hợp tác với các bác sĩ thú y khác hoặc mở cơ sở hành nghề thú y của riêng mình không? Bạn có thể chọn giữa việc thành lập một công ty trách nhiệm hữu hạn, một công ty tư nhân hoặc một công ty hợp danh. Mỗi hình thức trên sẽ có những lợi ích và những hạn chế khác nhau.
Để việc kinh doanh hiệu quả thì không thể thiếu bước lập bảng kế hoạch kinh doanh. Khi có một bản kế hoạch kinh doanh kỹ lưỡng giúp bạn tránh khỏi những bất ổn khi điều hành một phòng khám mới. Đối với một phòng khám thú y cần có một kế hoạch chi tiết phác thảo tất cả các thiết bị, chi phí liên quan, nhân sự và các nguồn khác mà bạn cần để duy trì hoạt động kinh doanh.
3. TÀI CHÍNH
Ngay từ ngày đầu tiên, bạn bắt buộc phải có hệ thống và quy trình kế toán để theo dõi dòng tiền của phòng khám. Kế hoạch tài chính nên bao gồm các dự báo tài chính 5 năm về doanh thu và chi phí. Khi dự tính doanh thu của phòng khám, hãy đảm bảo tính hợp lý về giá cả và số lượng vật nuôi và động vật bạn có thể chăm sóc (ví dụ: trong một ngày), vì một thay đổi nhỏ trong các giả định này sẽ có tác động lớn đến doanh thu của phòng khám.
Khi nói đến chi phí, hãy xem xét cả chi phí ban đầu và chi phí vận hành:
- Chi phí ban đầu là chi phí bạn phải trả trước khi mở phòng khám thú y (chi phí xây dựng hoặc tân trang, vật tư & thiết bị, chi phí pháp lý, giấy phép…);
- Còn chi phí vận hành là chi phí mà bạn phải trả hàng tháng để vận hành phòng khám.
4. THỦ TỤC PHÁP LÝ
4.1 ĐIỀU KIỆN ĐỂ MỞ PHÒNG KHÁM THÚ Y
Điều kiện mở phòng khám thú y đối với các nhân và đối với tổ chức sẽ có những điều kiện như sau:
Điều kiện đối với cá phân khi mở phòng khám thú y:
- Có chứng chỉ hành nghề thú y phù hợp với từng loại hình hành nghề thú y;
- Có đạo đức nghề nghiệp;
- Có đủ sức khỏe hành nghề.
Điều kiện đối với tổ chức khi mở phòng khám thú y:
- Có cá nhân đáp ứng các yêu cầu những điều kiện mở phòng khám thú y như cá nhân;
- Có cơ sở vật chất, kỹ thuật phù hợp với từng loại hình hành nghề thú y theo quy định của pháp luật;
- Người hành nghề chẩn đoán, chữa bệnh, phẫu thuật động vật, tư vấn tối thiểu phải có bằng trung cấp chuyên ngành thú y, chăn nuôi thú y hoặc trung cấp nuôi trồng thủy sản, bệnh học thủy sản đối với hành nghề thú y thủy sản;
- Người hành nghề tiêm phòng cho động vật phải có chứng chỉ tốt nghiệp lớp đào tạo về kỹ thuật do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp tỉnh cấp;
- Có cơ sở vật chất, kỹ thuật phù hợp với từng loại hình hành nghề thú y theo quy định của pháp luật.
4.2 CÁC LOẠI HÌNH HÀNH NGHỀ THÚ Y
- Tiêm phòng, chữa bệnh, phẫu thuật động vật, tư vấn các hoạt động liên quan đến lĩnh vực thú y.
- Khám bệnh, chẩn đoán bệnh, xét nghiệm bệnh động vật.
- Buôn bán thuốc thú y.
- Sản xuất, kiểm nghiệm, khảo nghiệm, xuất khẩu, nhập khẩu thuốc thú y.
4.3 THỦ TỤC MỞ PHÒNG KHÁM THÚ Y
Bước 1: chuẩn bị hồ sơ theo quy định của pháp luật (Đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện hành nghề thú y, văn bằng, chứng chỉ chuyên môn phù hợp với từng loại hình hành nghề thú y, giấy chứng nhận sức khỏe, giấy CMND hoặc thẻ CCCD).
Bước 2: Nộp hồ sơ đầy đủ giấy tờ trên cho cơ quan có thẩm quyền.
Bước 3: Kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ.
- Nếu hồ sơ đầy đủ, hợp lệ thì cán bộ tiếp nhận sẽ giao giấy biên nhận cho người nộp.
- Nếu hồ sơ thiếu hoặc chưa hợp lệ cán bộ tiếp nhận có trách nhiệm hướng dẫn người đến nộp hồ sơ sửa đổi, bổ sung theo đúng quy định.
Bước 4: Nhận kết quả:
- Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ quyết định việc cấp chứng chỉ hành nghề thú y cho cá nhân.
- Kết quả nhận được: Chứng chỉ hành nghề thú y.
- Trường hợp không cấp chứng chỉ thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do cho người nộp đơn.
5. LỰA CHỌN ĐỊA ĐIỂM
Trước khi chọn một địa điểm cho phòng khám của bạn, bạn nên tiến hành nghiên cứu sâu rộng về khu vực lân cận để nắm được thị trường địa phương. Một trong những quyết định quan trọng nhất của bạn là đặt phòng khám thú y của bạn ở đâu. Đối với giai đoạn này, cần phải có một nghiên cứu quan trọng. Trước khi tìm mặt bằng văn phòng trống, bạn phải tìm hiểu có bao nhiêu phòng khám thú y trong khu vực.
Điều tra nhân khẩu học của khu vực và các đối thủ của bạn. Khả năng tiếp cận và khả năng tiếp cận bãi đỗ xe cũng phải được tính đến khi chọn vị trí. Phải có chỗ đậu xe cho cả nhân viên và bệnh nhân.
Vị trí bạn chọn cũng phải nằm trong phạm vi ngân sách và thuận tiện trong việc tiếp cận các khách hàng mục tiêu. Ngoài ra, bạn nên tránh các khu vực cho quá nhiều phòng khám cung cấp các dịch vụ giống hệt nhau.
6. TẠO CHIẾN LƯỢC TIẾP THỊ
Do sự cạnh tranh gây gắt, bạn không thể lường trước rằng một khi phòng khám thú y của bạn mở cửa, khách hàng sẽ bắt đầu kéo đến có đông hay không. Chính vì vậy, để thu hút khách hàng mới, bạn phải đầu tư vào tiếp thị và quảng cáo.
Một chiến lược tiếp thị tốt có thể giúp bạn tăng số lượng khách hàng tiềm năng. Chiến lược tiếp thị nên bao gồm các chương trình để thu hút sự chú ý của khách hàng mới và giữ chân khách hàng hiện tại. Hãy nhớ bao gồm các ý tưởng để giữ liên lạc với cơ sở khách hàng của bạn, để bạn có thể quảng cáo các chương trình ưu đãi đặc biệt và các dịch vụ mới.
Ngoài 6 yếu tố được kể ra ở trên thì để mở phòng khám thú y cần phải nên xem xét qua yếu tố thiết bị và khâu thiết kế phòng khám. ASENTA sẽ chia sẻ ở những bài viết sau nhé:
ASENTA hy vọng bài viết "Mở phòng khám thú y cần những gì? Hướng dẫn cho người mới bắt đầu" có thể đem đến cho các bạn đọc những thông tin hữu ích nhất.
Tại ASENTA có nhận setup thiết bị phòng mổ uy tín, chất lượng với giá cạnh tranh nhất. Để được tư vấn hãy liên hệ ngay đến:
- Hotline: 0985 23 28 24 - 0934 267 612
- Fanpage: https://www.facebook.com/TBTMAsenta
- Địa chỉ: 164/17 Nguyễn Oanh, Phường 17, Quận Gò Vấp, TP. Hồ Chí Minh
>> Mời bạn tham khảo qua các dòng đèn mổ thú y cao cấp được ASENTA nhập khẩu 100% (Hãy nhấp vào mũi tên để có thể xem được nhiều dòng sản phẩm hơn nhé!)