DANH MỤC SẢN PHẨM

Quy Trình Setup Spa Thẩm Mỹ Chuyên Nghiệp Từ A-Z

Thiết bị thẩm mỹ Asenta.vn
Th 5 23/03/2023

Ngày nay, làm đẹp có thể xem là một trong những nhu cầu thiết yếu của chị em phụ nữ. Điều này đã kéo theo hoạt động kinh doanh spa trở nên nhộn nhịp. Vậy mở spa thẩm mỹ cần phải làm gì? Hãy cùng Asenta tìm hiểu quy trình setup spa thẩm mỹ trong bài viết dưới đây. 

1. TẠI SAO KHÂU SETUP SPA CẦN PHẢI CHÚ TRỌNG?

Spa, thẩm mỹ viện đang là mô hình kinh doanh được rất nhiều người chú trọng đầu tư. Tuy nhiên, việc các cơ sở spa mọc lên như nấm khiến cho thị trường ngày càng cạnh tranh gay gắt. Nếu không có sự chuẩn bị kỹ lưỡng khi setup spa, bạn sẽ rất dễ gặp phải những vấn đề tiêu cực trong kinh doanh, tệ nhất là phải đóng cửa “đứa con tinh thần”. 

Ngược lại, nếu bạn có sự chuẩn bị kỹ lưỡng khi setup spa, thì tỷ lệ thành công của bạn sẽ rất cao.

  • Thứ nhất, bạn có thể xác định đúng đối tượng khách hàng, từ đó mang đến những trải nghiệm tốt nhất cho họ. Điều này sẽ kéo theo số lượng khách hàng sử dụng dịch vụ ngày càng tăng. 
  • Thứ hai, số lượng khách hàng đông, đồng nghĩa với doanh thu sẽ tăng. 
  • Thứ ba, việc chú trọng đầu tư trong khâu setup sẽ giúp cho spa của bạn tạo nên sự khác biệt so với các đối thủ trong cùng khu vực, tăng lợi thế cạnh tranh. Vì hiện nay, khách hàng đến với spa không chỉ nhờ dịch vụ tốt, mà đó còn nhờ không gian, phong cách thiết kế. 
  • Cuối cùng, khi bạn có sự chuẩn bị kỹ lưỡng trong khâu setup, bạn sẽ giảm thiểu được các rủi ro trong quá trình thi công, hạn chế các chi phí phát sinh. Đặc biệt trong thời điểm kinh doanh ngày càng khó khăn, tỷ lệ cạnh tranh ngày càng nhiều. 

Quy trình setup spa thẩm mỹ được chuẩn bị kỹ lưỡng sẽ đạt tỷ lệ thành công cao hơn

Quy trình setup spa thẩm mỹ được chuẩn bị kỹ lưỡng sẽ đạt tỷ lệ thành công cao hơn

2. QUY TRÌNH SETUP SPA THẨM MỸ TỪ A-Z

Không chỉ riêng spa thẩm mỹ, mà khi kinh doanh bất cứ ngành nghề, lĩnh vực nào thì bạn cũng cần phải có quy trình setup. Không những thế, mọi công đoạn đều phải có sự chuẩn bị kỹ lưỡng, cẩn thận, từ khâu lựa chọn mô hình kinh doanh, thiết kế cho đến kế hoạch marketing, tuyển dụng nhân sự… Một quy trình setup spa thẩm mỹ bao gồm những bước sau:

2.1. Lựa chọn mô hình kinh doanh spa

Lựa chọn mô hình kinh doanh là một trong những công đoạn không thể thiếu trong quy trình setup spa thẩm mỹ. Dựa vào mô hình kinh doanh spa, bạn có thể xác định số vốn cần chuẩn bị, đối tượng khách hàng mục tiêu, chiến lược kinh doanh… 

Một số mô hình kinh doanh spa phổ biến hiện nay gồm: 

  • Beauty Spa
  • Day Spa
  • Home Spa
  • Clinic Spa
  • Destination Spa
  • Medical Spa
  • Spa dưỡng sinh
  • Spa cho mẹ bầu

Lựa chọn mô hình kinh doanh spa

Lựa chọn mô hình kinh doanh spa

2.2. Quyết định những dịch vụ mà spa sẽ cung cấp

Sau khi quyết định mô hình kinh doanh, bạn cần lựa chọn dịch vụ mà spa sẽ cung cấp. Theo Hiệp hội Spa Quốc tế (ISPA), định nghĩa về một doanh nghiệp spa phải cung cấp ít nhất hai trong số các dịch vụ sau đây:

  • Chăm sóc da (bao gồm trang điểm)
  • Chăm sóc xoa bóp
  • Trị liệu toàn thân (bao gồm những dịch vụ của thẩm mỹ viện và triệt lông)

Từ những dịch vụ này, bạn có thể chia thành nhiều dịch vụ nhỏ, bao gồm:

  • Dịch vụ chăm sóc - thư giãn da mặt
  • Dịch vụ triệt lông vĩnh viễn
  • Dịch vụ trị mụn, sẹo
  • Dịch vụ trị nám, tàn nhang
  • Dịch vụ massage
  • Dịch vụ giảm béo
  • Dịch vụ tắm trắng
  • Dịch vụ phun xăm thẩm mỹ

Lựa chọn dịch vụ kinh doanh

Lựa chọn dịch vụ kinh doanh

>>>Xem thêm: Top 5 máy triệt lông spa tốt nhất hiện nay

2.3. Tìm hiểu về những thiết bị spa bạn sẽ cần

Sau khi lựa chọn được các dịch vụ làm đẹp sẽ cung cấp, bạn cần tiến hành lựa chọn thiết bị, vật tư hỗ trợ cho quy trình setup spa thẩm mỹ, bao gồm nội thất spa đến các thiết bị thẩm mỹ cao cấp. Một số thiết bị thẩm mỹ bạn có thể đầu tư như:

Ngoài ra, còn có hàng chục dụng cụ, thiết bị nhỏ khác như cần xông, vòm ánh sáng, dầu xoa bóp, khăn…

Tìm hiểu các thiết bị spa bạn sẽ cần

Tìm hiểu các thiết bị spa bạn sẽ cần

2.4. Lựa chọn vị trí kinh doanh

Có một bí mật bạn nên biết, thành phần chính trong công thức mở một spa thành công chính là vị trí. Một vị trí đẹp sẽ giúp tối ưu hóa hiệu quả kinh doanh.

Tuy nhiên, để tìm được địa điểm kinh doanh spa phù hợp bạn cũng cần phải xem xét trên nhiều yếu tố. Chẳng hạn, đối tượng khách hàng bạn muốn hướng đến là ai, tùy vào mỗi vị trí kinh doanh, sẽ có những tệp đối tượng khách hàng khác nhau. 

Ngoài ra, lựa chọn vị trí kinh doanh còn phải dựa trên ngân sách đang có. Bạn không thể nào lựa chọn địa điểm kinh doanh có giá thuê quá cao trong khi ngân sách còn hạn hẹp. Vì có thể trong những tháng đầu tiên, tình hình kinh doanh chưa được ổn định. Nếu phải chi trả tiền thuê mặt bằng quá cao thì sẽ tạo nên áp lực không hề nhỏ đối với bạn. 

2.5. Tính toán chi phí đầu tư

Một trong những câu hỏi đầu tiên bạn thường tự hỏi mình khi kinh doanh spa là “Chi phí mở spa bao nhiêu?”. Đây cũng chính là yếu tố bạn cần phải chú trọng trong quy trình setup spa thẩm mỹ. Một số chi phí mở spa gồm:

  • Đăng ký kinh doanh
  • Chi phí thuê mặt bằng
  • Chi phí xây dựng và nội thất
  • Các tiện ích như điện, nước
  • Chi phí đầu tư nội thất, trang thiết bị
  • Chi phí quảng cáo, marketing
  • Lương nhân viên

Tuy nhiên, đây chỉ là phần nổi của “tảng băng chìm”. Còn rất nhiều khoản phí khác có thể phát sinh mà bạn không thể dự đoán Chính vì thế, hãy cố gắng liệt kê chi tiết tất cả các khoản phí cần phải chuẩn bị khi setup spa. 

Tính toán chi phí kinh doanh spa

Tính toán chi phí kinh doanh spa

2.6. Xây dựng thương hiệu

Spa thẩm mỹ là một trong những lĩnh vực có tỷ lệ cạnh tranh gay gắt. Chính vì thế, khi setup spa, bạn phải đặc biệt chú trọng đến khâu xây dựng thương hiệu. Làm sao để thương hiệu gây ấn tượng với khách hàng, giúp khách hàng dễ nhớ và định hình thương hiệu trong tâm trí khách hàng. 

Việc xây dựng thương hiệu sẽ gắn liền với các yếu tố sau đây:

  • Tên spa
  • Logo
  • Câu slogan

2.7. Tuyển dụng và đào tạo nhân sự

Nhân sự là yếu tố then chốt quyết định đến khả năng thành công của spa thẩm mỹ. Vì bản chất của ngành thẩm mỹ là cung cấp dịch vụ cho khách hàng nên yếu tố con người cần được chú trọng. 

Hiện nay, việc làm ngành thẩm mỹ trở thành xu hướng việc làm của nhiều bạn trẻ. Chính vì thế, tuyển dụng nhân sự ngành thẩm mỹ trong thời điểm hiện tại không quá khó. Tuy nhiên, để tuyển được kỹ thuật viên có tay nghề cao lại không phải là điều dễ dàng. Do đó, tùy vào hình thức và quy mô của spa, bạn có thể đưa ra chính sách tuyển dụng phù hợp. 

Ngoài việc tuyển dụng nhân viên có kinh nghiệm, bạn cũng có thể tuyển dụng nhân viên chưa có kinh nghiệm hoặc học viên. Nếu được đào tạo bài bản từ ban đầu, họ sẽ có khả năng thích ứng nhanh hơn và đặc biệt là yêu cầu mức lương thấp hơn, phù hợp với spa mới mở. 

Tuyển dụng và đào tạo nhân sự

Tuyển dụng và đào tạo nhân sự

2.8. Chiến lược về Marketing

Như bạn đã biết, ngành spa - thẩm mỹ có tỷ lệ cạnh tranh rất cao. Trong một khu vực, có hàng chục, hàng trăm cơ sở kinh doanh dịch vụ thẩm mỹ. Chính vì thế, nếu bạn không có chiến lược Marketing phù hợp, bạn sẽ rất khó cạnh tranh với các đối thủ trong cùng khu vực.

Lấy ví dụ, bạn có thể lên kế hoạch tiếp cận khách hàng tiềm năng như đăng bài trên nền tảng mạng xã hội như Facebook, Tiktok, Instagram…; thiết kế banner, tờ rơi và phát cho những người ở khu vực bạn đang kinh doanh; thiết kế website cho spa…

>>>Xem thêm: [Bí kíp] 5 bước và 6 cách làm Marketing cho tiệm phun xăm thẩm mỹ hiệu quả nhất

Hy vọng thông qua bài viết bạn đã có thể hiểu rõ hơn về quy trình setup spa thẩm mỹ. Kinh doanh spa là một lĩnh vực khó, chính vì thế, bạn cần chuẩn bị hết sức kỹ lưỡng trước khi kinh doanh. Nếu có bất kỳ điều gì thắc mắc về setup spa hoặc muốn mua thiết bị spa, bạn có thể liên hệ với Asenta để được hỗ trợ chi tiết. 

Cảm ơn bạn đã dành thời gian đọc hết nội dung trong bài viết! 

Thông tin liên hệ:

Viết bình luận của bạn

Thu gọn