DANH MỤC SẢN PHẨM

So sánh công nghệ triệt lông Diode Laser và IPL

Thiết bị thẩm mỹ Asenta.vn
Th 5 18/05/2023

Công nghệ triệt lông rất đa dạng, từ những công nghệ ánh sáng như IPL, DPL, OPT cho đến công nghệ laser như Diode. Mỗi công nghệ sẽ có những ưu điểm và nhược điểm riêng. Vậy những công nghệ triệt lông này khác nhau như thế nào? Nếu bạn là chủ spa thì nên đầu tư công nghệ nào? Nếu đây chính là vấn đề của bạn thì hãy dành ít phút để cùng Asenta so sánh công nghệ triệt lông Diode Laser và IPL.

1. KHÁI NIỆM VỀ CÔNG NGHỆ TRIỆT LÔNG DIODE LASER VÀ IPL

Hiện nay, công nghệ triệt lông được chia thành 2 loại chính là công nghệ ánh sáng và công nghệ laser. Trong đó, IPL chính là đại điện cho công nghệ triệt lông bằng ánh sáng, còn Diode là đại diện cho công nghệ triệt lông bằng laser. 

1.1. Công nghệ triệt lông bằng ánh sáng IPL là gì?

Có thể nói, IPL là công nghệ thẩm mỹ ra đời sớm nhất và thịnh hành nhất hiện nay. IPL là viết tắt của từ Intense Pulsed Light, tạm dịch là nguồn ánh sáng xung cường độ cao. 

Về nguyên lý hoạt động, công nghệ IPL sử dụng chùm sáng có quang phổ rộng từ 460 - 1200nm. Khi tiếp xúc với các nang lông, ánh sáng bị sắc tố trong nang lông hấp thụ và chuyển hóa thành nhiệt năng, từ đó đốt cháy và phá hủy nang lông. 

Mặc dù ứng dụng chính là triệt lông, nhưng thực tế công nghệ IPL còn có nhiều công dụng khác. Vì công nghệ này sử dụng chùm ánh sáng có quang phổ rộng 460 - 1200nm nên có thể sử dụng kính lọc chuyên dụng để lọc các quang phổ với bước sóng phù hợp cho từng mục đích khác nhau. Ví dụ:

  • Bước sóng 460nm dùng để điều trị mụn; 
  • Bước sóng 530nm để trẻ hóa da; 
  • Bước sóng 680nm dùng để triệt lông; 
  • Bước sóng 750nm để điều trị rối loạn sắc tố da.

Công nghệ triệt lông IPL

Công nghệ triệt lông IPL

1.2. Công nghệ triệt lông Diode Laser 

Nếu như IPL là công nghệ triệt lông ra đời sớm nhất thì công nghệ Diode Laser là công nghệ triệt lông mới nhất hiện nay. Diode laser là công nghệ triệt lông sử dụng ánh sáng được khuếch đại bằng bức xạ với bước sóng 808nm. 

Năng lượng ánh sáng từ tia laser khi thâm nhập vào lớp hạ bì sẽ được melanin có trong nang lông hấp thụ. Lúc này, quang năng chuyển đổi thành nhiệt năng và phá hủy chân lông, đồng nghĩa nguồn cung cấp dinh dưỡng từ cơ thể đến sợi lông bị cắt đứt. Sau một thời gian, lông sẽ yếu đi và rụng dần. 

Hơn hết, công nghệ Diode Laser được tích hợp hệ thống Module làm lạnh, luôn giữ nhiệt độ của đầu triệt lông ở 0 độ C nên giảm tình trạng nóng rát, khó chịu và an toàn cho da. 

Công nghệ triệt lông Diode Laser

Công nghệ triệt lông Diode Laser

>>>Xem thêm: Top 3 Máy Triệt Lông Diode Laser Tốt Nhất 2023

2. SO SÁNH CÔNG NGHỆ TRIỆT LÔNG DIODE LASER VÀ IPL

Có thể thấy rằng, nguyên lý hoạt động của công nghệ Diode Laser và IPL là hoàn toàn giống nhau. Vậy hai công nghệ này có gì khác nhau? Chúng ta cùng đến với những phân tích dưới đây.

2.1. Bản chất

Công nghệ IPL là ánh sáng, còn công nghệ Diode là laser. Do đó, chúng ta thường gọi ánh sáng IPL và Diode Laser. Đây là hai công nghệ hoàn toàn khác nhau. 

Trong quá trình điều trị, ánh sáng tỏa ra xung quanh nên mức năng lượng do IPL tạo ra sẽ yếu hơn. Trong khi đó, tia laser hội tụ tại một điểm nên năng lượng phát ra mạnh hơn rất nhiều so với IPL. 

Tia laser hội tụ khi phát ra còn ánh sáng IPL bị phân tán sang những vùng xung quanh

Tia laser hội tụ khi phát ra còn ánh sáng IPL bị phân tán sang những vùng xung quanh

Vì vậy, hiệu quả triệt lông của Diode Laser sẽ tốt hơn rất nhiều so với IPL. Thông thường, một liệu trình triệt lông bằng công nghệ IPL chỉ mang lại hiệu quả khoảng 75%. Còn công nghệ Diode Laser có thể đạt hiệu quả triệt lông lên đến 98% chỉ sau một liệu trình. 

Bên cạnh đó, khả năng bắt màu của tia laser tốt hơn rất nhiều so với ánh sáng, kéo theo khả năng làm tổn thương nang lông cao hơn. Do đó, công nghệ Diode Laser chỉ cần từ 4-6 buổi cho 1 liệu trình, còn công nghệ ánh sáng IPL phải mất từ 8-10 buổi. 

2.2. Bước sóng triệt lông

Như đã đề cập, công nghệ IPL dùng bước sóng 680nm để triệt lông và 808nm đối với công nghệ Diode Laser. Từ bước sóng, chúng ta có thể thấy rằng khả năng tác động của Diode sẽ sâu hơn so với IPL, triệt tận gốc nang lông nằm ở tầng hạ bì. 

Do đó, nếu bạn sử dụng công nghệ Diode Laser để triệt lông thì có thể duy trì kết quả từ 3-5 năm. Trong khi đó, công nghệ ánh sáng IPL chỉ duy trì được khoảng 2 năm, tùy theo cơ địa của từng khách hàng.

Công nghệ triệt lông Diode Laser có thể duy trì từ 3-5 năm

Công nghệ triệt lông Diode Laser có thể duy trì từ 3-5 năm

2.3 Ứng dụng trong thẩm mỹ

Công nghệ IPL phát ra một dải ánh sáng có bước sóng từ 460 - 1200nm. Tương ứng với từng bước sóng sẽ có mỗi tác dụng khác nhau. Chẳng hạn, điều trị mụn, trẻ hóa da, triệt lông, trị nám, điều trị mao mạch đỏ,... Trong khi đó, công nghệ Diode Laser chỉ có duy nhất bước sóng 808nm để triệt lông. 

Qua đó, chúng ta có thể thấy rằng công nghệ IPL mang đến nhiều tác dụng hơn so với công nghệ Diode Laser. 

Tuy nhiên, bạn cần phải nhớ một điều. Trên lý thuyết, công nghệ IPL có rất nhiều tác dụng. Nhưng thực tế, công nghệ này chỉ mang lại hiệu quả trong điều trị mụn, trẻ hóa da và triệt lông. Còn các công dụng như trị nám hoặc điều trị mao mạch đỏ, công nghệ IPL gần như không mang lại hiệu quả. 

Công nghệ IPL có thể ứng dụng trong trẻ hóa da, điều trị mụn

Công nghệ IPL có thể ứng dụng trong trẻ hóa da, điều trị mụn

>>>Xem thêm: 6 Lưu Ý Khi Sử Máy Triệt Lông Diode Laser Bắt Buộc Phải Nhớ

2.4 Giá bán

Nếu so sánh cùng một hãng thì giá bán của máy triệt lông Diode Laser thường cao gấp đôi so với máy triệt lông IPL. Đồng thời, vật tư tiêu hao của máy Diode Laser cũng sẽ đắt hơn IPL. 

Chẳng hạn, máy triệt lông sau một thời gian sử dụng sẽ hết xung, cần phải thay mới để tiếp tục sử dụng. Đối với máy triệt lông IPL, bạn chỉ cần phải thay bóng, chi phí một lần thay bóng dao động từ 5-10 triệu đồng. Trong khi đó, đối với máy triệt lông Diode Laser bạn phải thay cả tay cầm, chi phí thay tay cầm có thể bằng một nửa giá trị của máy. 

2.5. An toàn

Vì IPL là công nghệ cũ, năng lượng không tập trung nên khi phát ra sẽ gây chói mắt, bắt buộc khách hàng và kỹ thuật viên phải đeo kính bảo hộ trong thời gian điều trị. Trong khi đó, ánh sáng do laser phát ra chỉ tập trung tại một điểm, hoàn toàn không gây chói mắt. 

Bên cạnh đó, công nghệ Diode Laser sử dụng công nghệ triệt lạnh, luôn duy trì nhiệt độ của đầu triệt lông 0 độ C, nên không gây bỏng rát, không đau và khá dễ chịu. 

Công nghệ Diode Laser được đánh giá an toàn

Công nghệ Diode Laser được đánh giá an toàn

3. ĐÂU LÀ CÔNG NGHỆ TRIỆT LÔNG DÀNH CHO SPA CỦA BẠN?

Sau khi tìm hiểu sự khác nhau giữa công nghệ triệt lông Diode Laser và IPL, chắc hẳn bạn cũng đang thắc mắc không biết nên đầu tư công nghệ nào. 

Thực tế, việc đầu tư công nghệ nào sẽ phụ thuộc vào quy mô của spa. Nếu spa quy mô nhỏ hoặc mới mở, chưa có khả năng đầu tư nhiều máy móc, thiết bị thì bạn nên lựa chọn công nghệ IPL. Vì chi phí đầu tư và vật tư tiêu hao của máy triệt lông IPL thấp. Đồng thời, máy triệt lông IPL cũng cho phép điều trị mụn, trẻ hóa da, tàn nhang. 

Ngược lại, với những cơ sở lớn, điều trị chuyên sâu thì nên lựa chọn máy triệt lông Diode Laser sẽ mang đến hiệu quả tốt hơn.

Như vậy là Asenta đã giúp bạn so sánh công nghệ triệt lông Diode Laser và IPL. Có thể thấy rằng, cả hai công nghệ đều sở hữu những ưu điểm, nhược điểm riêng. Việc đầu tư công nghệ nào sẽ phụ thuộc vào quy mô spa và khả năng tài chính của bạn. Nếu có bất kỳ điều gì thắc mắc về máy triệt lông hoặc đang có nhu cầu đầu tư máy triệt lông, bạn có thể liên trực tiếp với Asenta qua số Hotline 0985 23 28 24 để được hỗ trợ chi tiết. 

Cảm ơn bạn đã dành thời gian đọc hết nội dung trong bài viết! 

Thông tin liên hệ:

Viết bình luận của bạn

Thu gọn